Sự tồn tại của các cặp đôi cùng giới đã trở thành một hiện tượng được chính thức thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, và đối với Việt Nam, điều này đang được xã hội ngày càng nhận thức rõ, đúng đắn và sự ủng hộ ngày càng gia tăng. Trước những bước phát triển đó, các cơ quan chính sách, ở cấp cao nhất như cơ quan lập pháp cho tới các cơ quan hoạch định chính sách, cần nhìn nhận cộng đồng LGBT như một thực thể có đầy đủ quyền và năng lực kinh tế-xã hội và chính trị. Như vậy, đã đến lúc phải đặt vấn đề về quyền và nghĩa vụ công dân của các cặp đôi cùng giới, bao gồm quan hệ tài sản và những vấn đề liên quan khác. Đồng thời, cần có sự nhìn nhận khách quan, khoa học về mối quan hệ cùng chung sống và tham gia vào đời sống kinh tế – xã hội của các cặp đôi cùng giời, bao gồm: thị trường việc làm, chính sách lao động, mở rộng kinh doanh, cải thiện năng suất và sáng tạo, giảm thiểu chi phí xã hội vào việc đối phó với kỳ thị và phân biệt đối xử nhằm tăng hiệu quả tối đa phúc lợi xã hội chung cho công dân Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) phối hợp cùng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân cùng giới tại Việt Nam. Dù điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nghiên cứu này hướng tới phân tích tác động vật chất (hay kinh tế) trực tiếp và gián tiếp của việc hợp thức hoá hôn nhân cùng giới tại Việt Nam, trong trường hợp chế định hôn nhân được mở rộng và áp dụng tương tự cho những người có mong muốn kết hôn cùng giới.

  1. Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân cùng giới” được thực hiện nhằm cung cấp thêm các dữ liệu, phân tích và dự báo theo góc nhìn kinh tế về việc giải quyết quan hệ chung sống của các cặp đôi cùng giới, hướng tới việc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân Gia đình (2014).

Sự tồn tại của các cặp đôi cùng giới đã trở thành một hiện tượng được chính thức thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, và đối với Việt Nam, đây cũng là hiện tượng được xã hội ngày càng được nhận thức rõ, đúng đắn và sự ủng hộ ngày càng gia tăng. Trước sự phát triển đó, các cơ quan chính sách, ở cấp cao nhất như cơ quan lập pháp cho tới các cơ quan hoạch định chính sách, cần nhìn nhận cộng đồng LGBT như một thực thể có đầy đủ quyền và năng lực kinh tế-xã hội và chính trị. Trên cơ sở đó, đã đến lúc cần phải đặt vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân của các cặp đôi đồng giới, bao gồm quan hệ tài sản và những vấn đề liên quan của các cặp đôi cùng giới, việc có con, nhận nuôi con, các biện pháp hỗ trợ sinh sản của các cặp đôi cùng giới, v.v… Đồng thời, cần có sự nhìn nhận khách quan, khoa học về mối quan hệ cùng chung sống và tham gia vào đời sống kinh tế – xã hội chung của các cặp đôi đồng giời, bao gồm: thị trường việc làm, chính sách lao động, mở rộng kinh doanh, cải thiện năng suất và sáng tạo, giảm thiểu chi phí xã hội vào việc đối phó với kỳ thị và phân biệt đối xử… nhằm tăng hiệu quả tối đa phúc lợi xã hội chung cho công dân Việt Nam.

Vì lý do đó, cần có một nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân cùng giới, nhằm giúp giới lập pháp, hoạch định chính sách và giới nghiên cứu có hình dung rõ hơn về quá trình này. Đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về chủ đề này, dù điều kiện nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế.

  1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Các vấn đề lý luận:

  1. Vấn đề về quyền của người LGBT: Quyền không bị phân biệt đối xử trong luật pháp và tương tác dân sự. Quyền không bị phân biệt đối xử trước luật pháp.
  2. Mối liên hệ giữa hôn nhân đồng giới và hôn nhân truyền thống: hôn nhân đồng giới củng cốhôn nhân truyền thống (người đồng tính không tham gia vào hôn nhân dị tính, khẳng định nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ dã được ghi nhận trong luật hôn nhân gia đình)
  3. Ảnh hưởng của hôn nhân đồng giới đến dân số: góp phần làm chậm tiến trình lão hoá dân số, giúp trẻ em mồ côi được nhận nuôi, giảm tỉ lệ nạo phá thai,…
  4. Ảnh hưởng kinh tế: tăng chi tiêu hộ gia đình, tăng chi tiêu cưới hỏi, cải thiện sức khoẻ tinh thần cho người lgbt, bảo vệ quyền tài sản, quyền thừa kế giúp cho cộng đồng LGBT phát huy được năng lực lao động, sản xuất, sáng tạo, tích lũy… đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội.
  5. Mối liên hệ giữa hôn nhân đồng giới và tầng lớp sáng tạo(trí thức, nghệ sĩ, luật sư,…): việc công nhận hôn nhân đồng giới và bảo vệ chống phân biệt đối xử sẽ tạo giúp cải thiện điều kiện tinh thần, xã hội của tầng lớp này (cả người lgbt lẫn người dị tính), từ đó tạo ra ảnh hưởng tích cực về kinh tế, xã hội.
  6. Ảnh hưởng của hôn nhân đồng giới đến hình ảnh quốc gia:việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ cải thiện hình ảnh quốc gia Việt Nam như một quốc gia văn minh, tiến bộ, cởi mở, đồng thời khiến VN trở thành điểm thu hút chất xám (người lgbt nước ngoài đến định cư, làm việc, tị nạn, đồng thời những người này cũng thường thuộc tầng lớp sáng tạo).
  7. Chi phí cho việc công nhận hôn nhân đồng giới:chi phí là không lớn vì các thiết chế sẵn có của hôn nhân truyền thống (tài sản, thừa kế, cho nhận con nuôi, mang thai hộ) có thể dễ dàng được mở rộng cho hôn nhân đồng giới.

Việc làm rõ các vấn đề lý luận nêu trên giúp hình thành một khung lý luận về tác động kinh tế của hôn nhân đồng giới trong xã hội.

2.2. Các kịch bản mô phỏng

Trên cơ sở xây dựng khung lý luận về tác động của hôn nhân đồng giới (hoặc giữa những người thuộc cộng đồng LGBT), nghiên cứu vạch ra các kịch bản mô phỏng để xác định tác động kinh tế của hoạt động này.

Do thống kê các chỉ số kinh tế- xã hội-nhân khẩu học, v.v…dành riêng cho cộng đồng LGBT còn chưa hình thành, nên nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp mô phỏng các tham số có được từ các nghiên cứu đã có hoặc các thống kê hoặc tính toán đã có trong các nghiên cứu quốc tế.

Phần này sẽ đưa ra những ước lượng sơ bộ nhất về tác động của việc thừa nhận hôn nhân đồng giới và các chính sách có liên quan, xét trên khía cạnh định lượng về hiệu quả kinh tế.