Công bố kết quả nghiên cứu “Một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong Dự thảo Luật Hợp tác xã”
Đăng vào 30/05/2023
Sáng ngày 30/5/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đã tổ chức buổi công bố kết quả nghiên cứu với chủ đề “Một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong Dự thảo Luật Hợp tác xã”.
Tải tài liệu tại ĐÂY.
Ảnh buổi công bố được cập nhật liên tục tại ĐÂY.
Tại buổi công bố, ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho biết, Luật Hợp tác xã hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 4 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2013 cho đến nay đã đi vào cuộc sống được gần 10 năm. Mục tiêu chính của Luật Hợp tác xã là khuyến khích loại hình hợp tác giữa người lao động, nâng cao vị thế người lao động và hiệu quả kinh tế xã hội thông qua sự hợp tác tự nguyện giữa các cá nhân, thoát ly dần khỏi mô hình hợp tác xã truyền thống, không còn phù hợp.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) phát biểu tại chương trình
Trong gần một thập kỷ tồn tại, việc thực thi Luật Hợp tác xã đã bộc lộ nhiều hạn chế, cho thấy khu vực này vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao động cũng như loại hình kinh doanh-sản xuất phù hợp với phương thức hợp tác bình đẳng này. Báo cáo đã đóng góp một số điểm sửa đổi của dự thảo Luật Hợp tác xã 2023 so với Luật Hợp tác xã 2012. Cụ thể, tại Điều 22 về chính sách thuế, phí và lệ phí, Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng mức ưu đãi thuế, ưu đãi phí và lệ phí cao nhất trong cùng lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn theo pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Báo cáo cũng đóng góp Chính phủ quy định chi tiết Điều 73 về góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
TS. Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, Hợp tác xã sinh ra để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi cho các thành viên tham gia hợp tác. Phát triển kinh tế Hợp tác xã là nhu cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, những năm qua, chúng ta vẫn thiếu thể chế nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển hoàn thiện hơn. Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần tập trung nhiều hơn vào vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, tạo cầu nối vững chắc cho người dân với các thị trường và nhà đầu tư…
TS. Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ tại buổi công bố
Chia sẻ quan điểm của mình, GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Mô hình của hợp tác xã Việt Nam phải là mô hình của người nông dân. Ông cũng nêu ra vấn đề rằng, về mặt lý thuyết, hợp tác xã mang lại lợi ích to lớn nhưng tại sao một bộ phận không nhỏ nông dân Việt Nam vẫn chưa mặn mà với hợp tác xã.
GS.TS. Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
“Hợp tác xã phải thực sự là của người nông dân. Tính chất hợp tác xã là tổ chức tự trị của người nông dân, do đó những quy định của Luật Hợp tác xã nên là những hướng dẫn người nông dân hơn là quy định cứng đóng khung. Nếu không thì kết quả đạt được chỉ ở trên báo cáo”- GS.TS Trần Đức Viên nhấn mạnh.
PGS. TS Chu Tiến Quang, Nguyên Trưởng Ban Chính sách Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, việc sửa đổi Luật Hợp tác xã cần chú trọng các mục tiêu phát triển lâu dài, bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ với các luật khác… Cụ thể, cần các quy định rõ ràng về việc chuyển nhượng vốn giữa các thành viên. Việc kiểm toán định kỳ, thực hành dân chủ trong các tổ chức thuộc khu vực kinh tế tập thể cần được phát huy, nhưng nên tránh sự áp đặt…
PGS.TS. Chu Tiến Quang phát biểu tại buổi công bố
Một số hình ảnh khác tại buổi công bố:
Media Clipping:
- Cần ‘may đo’ mô hình hợp tác xã vừa vặn cho điều kiện Việt Nam
https://mekongasean.vn/can-may-do-mo-hinh-hop-tac-xa-vua-van-cho-dieu-kien-viet-nam-post22287.html
- Cần giải quyết vấn đề kinh tế hợp tác xã thiếu hệ thống tín dụng
- Cân nhắc việc chuyển nhượng vốn góp
https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/can-nhac-viec-chuyen-nhuong-von-gop-i330864/
- Công bố nghiên cứu một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong dự thảo Luật Hợp tác xã
- Công bố nghiên cứu một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong dự thảo Luật Hợp tác xã
- Để mô hình Hợp tác xã thực sự phát huy trí tuệ tập thể người nông dân
- Dự thảo Luật HTX (sửa dổi): Phải là mô hình của người nông dân
https://m.baophapluat.vn/du-thao-luat-htx-sua-doi-phai-la-mo-hinh-cua-nguoi-nong-dan-post476988.amp
- Hà Nội: Công bố nghiên cứu một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong dự thảo Hợp tác xã
- Lo ngại khuynh hướng chuyển dịch hợp tác xã thành công ty
https://thoibaonganhang.vn/lo-ngai-khuynh-huong-chuyen-dich-hop-tac-xa-thanh-cong-ty-140027.html
- Lo ngại khuynh hướng phân phối theo vốn lấn át phân phối theo lao động làm lu mờ bản chất của hợp tác xã
- Một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong Dự thảo Luật Hợp tác xã
https://bnews.vn/mot-so-van-de-kinh-te-can-can-nhac-trong-du-thao-luat-hop-tac-xa/292829.html
- Một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong Dự thảo Luật Hợp tác xã
- Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới
- Tránh núp bóng Hợp tác xã để trục lợi chính sách
- Xây dựng mô hình hợp tác xã vì người nông dân
https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/xay-dung-mo-hinh-hop-tac-xa-vi-nguoi-nong-dan-126098.html