Ngày 29/8/2023 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), thành viên Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) phối hợp với UNDP tổ chức tọa đàm “Một số Thực hành tốt trong Công khai Ngân sách địa phương và Hàm ý chính sách”. Kết quả nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu thực chứng “Chính sách và thực tiễn về mức độ công khai ngân sách Nhà nước và sự tham gia của người dân vào chu trình ngân sách” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và Trung tâm Phát triển và Hội Nhập (CDI) thực hiện với sự chủ trì của Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) và hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) và Đại sứ quán Ai-len tại đồng tài trợ cho sáng kiến này thông qua UNDP tại Việt Nam.

Tải Bài trình bày tại ĐÂY.

Tải Thông cáo báo chí tại ĐÂY.

Ảnh tại buổi Toạ đàm được cập nhật liên tục tại ĐÂY.

Xem lại buổi Toạ đàm với phần trình bày và thảo luận của các chuyên gia tại ĐÂY.

Mở đầu buổi toạ đàm là phần phát biểu khai mạc của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam – đại diện nhóm nghiên cứu và ThS. Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia Chính sách công, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam – đại diện nhà tài trợ.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam

ThS. Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia Chính sách công, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam

Sau phần phát biểu khai mạc, ThS. Phạm Văn Long, đại diện Nhóm nghiên cứu của Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu “Một số Thực hành tốt trong Công khai Ngân sách địa phương và Hàm ý chính sách”.

Qua việc thực hiện rà soát các văn bản pháp luật của Việt Nam về công khai ngân sách, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và sự tham gia của người dân vào chu trình ngân sách, kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định của pháp luật liên quan đến công khai ngân sách, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân vào công tác quản lý nhà nước nói chung và chu trình ngân sách nói riêng tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn một số khoảng trống giữa văn bản pháp luật và quá trình triển khai trên thực tiễn.
Kết quả của nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh Điện Biên và Bà Rịa-Vũng Tàu (hai địa phương được chọn để thực địa khảo sát) cho thấy:
  • Việc cải thiện cũng như các thực hành tốt về việc công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh – chủ yếu do sức ép cạnh tranh về các chỉ số. Sự khác biệt về việc thực hành công khai ngân sách giữa hai tỉnh được thể hiện rõ ràng hơn ở cấp huyện, cấp xã và trên địa bàn các thôn/bản/tổ dân phố/khu dân cư.
  • Người dân được cung cấp thông tin và tham gia góp ý, giám sát ngân sách thông qua các đại biểu HĐND các cấp tại các kỳ họp tiếp xúc cử tri hoặc thông qua trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố trong các cuộc họp thôn/tổ dân phố. Tuy nhiên, trên thực tế theo phản ánh của người dân (tại Điện Biên) và cả đại diện chính quyền xã (tại Bà Rịa-Vũng Tàu) thì do ngại nêu ý kiến, ngại va chạm và ngại tiếp xúc với chính quyền, nên bản thân họ không muốn tham gia, sợ gặp rắc rối và phiền hà trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Mặc dù đã có các quy định của pháp luật liên quan đến việc công khai các khoản quỹ ngoài ngân sách nhưng người dân cũng chỉ biết thực hiện các nghĩa vụ đóng góp khi được vận động. Vấn đề ở đây là các quỹ sau khi đóng được nộp đi đâu, sử dụng và chi tiêu như thế nào thì về cơ bản người dân không nắm được và họ cũng không biết phải gặp ai, ở đâu và làm như thế nào để có thể hỏi về những vấn đề này.

Sau phần trình bày kết quả nghiên cứu là phần thảo luận của các chuyên gia.

Các chuyên gia trong phần thảo luận.

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó trưởng phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chia sẻ quá trình thực hiện công khai ngân sách địa phương tại tỉnh có nhiều thuận lợi, ví dụ như: Sự cam kết của lãnh đạo tỉnh; ứng dụng CNTT trong công khai ngân sách; thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình công khai được thực hiện; kịp thời thông tin và trả lời cho người dân; tổ chức đào tạo và khen thưởng cán bộ làm công tác về ngân sách. Sự cam kết được thể hiện rõ qua việc lãnh đạo các cấp đã đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ các cam kết như: chỉ số PAPI, PCI, POBI nằm trong nhóm mười tỉnh thành cao nhất cả nước, mức độ hài lòng của người dân phải đạt trên 85%,…

Tuy nhiên, tỉnh cũng gặp một số khó khăn như: Bộ tiêu chí công khai còn chưa toàn diện; Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện công khai trên mạng xã hội; vấn đề về bí mật quốc gia do tài liệu dự toán là những phương án chiến lược tài chính, phương án kế hoạch tài chính năm năm và phương án ngân sách hàng năm có thông tin về an ninh quốc phòng; công tác đào tạo cán bộ chưa được thực hiện thường xuyên.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đề xuất cần cụ thể hóa hơn các quy định về công khai ở cấp cơ sở, tạo điều kiện để các cơ quan công khai đầy đủ, giúp xóa bỏ tâm lý e ngại người dân từ nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình ngân sách.

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó trưởng phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chia sẻ về nghiên cứu này, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành cho biết, trong quá trình khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu cho thấy các địa phương (tại Điện Biên và Bà Rịa – Vũng Tàu) chưa tự thực hành “văn hóa minh bạch”. Tuy nhiên, so sánh 2 địa phương, Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện tốt hơn Điện Biên. Giả thuyết của nhóm nghiên cứu là do người dân Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp vào ngân sách nhiều hơn, nên họ đòi hỏi nhiều quyền trong việc giám sát, sự minh bạch. Nguyên nhân nữa là do ngôn ngữ chuyên môn trong các văn bản gây khó khăn cho người dân trong quá trình tìm hiểu. Điện Biên là địa bàn miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhiều xã còn chưa có điện, người dân chưa quan tâm đến vấn đề ngân sách. TS. Thành kết luận rằng để hình thành “văn hóa minh bạch”, cần quyết tâm chính trị của địa phương, đồng thời xây dựng các tiêu chí để địa phương thực hành, từ đó dần hình thành các thói quen.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành chia sẻ tại buổi toạ đàm

Để hình thành “văn hóa minh bạch”, các địa phương cần chuyển từ tính hình thức, chịu sức ép cạnh tranh của các thước đo thành tập quán, khi đó, mới có nền quản trị thực sự công khai và minh bạch. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thương, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) cho biết, kết quả khảo sát Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI) từ năm 2017 đến nay cho thấy, công khai ngân sách tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Ban đầu, nhiều tỉnh không quan tâm đến chỉ số này và thậm chí không biết về nó. Tuy nhiên, theo thời gian, các tỉnh đã bắt đầu quan tâm và thay đổi thái độ của họ. Năm 2017, điểm POBI trung bình khoảng 30 điểm, tăng lên khoảng 70 điểm năm 2021. Đây là một tín hiệu cho thấy việc công khai ngân sách địa phương đã được các tỉnh, thành phố quan tâm.

Ông Nguyễn Quang Thương, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường – Chuyên gia tài chính công, Học viện Tài chính chia sẻ tại buổi toạ đàm về mối quan hệ giữa Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI). Chỉ số PCI cao, tăng trưởng tốt hơn phải đem lại ngân sách nhiều hơn cho người dân, đảm bảo đáp ứng được cái yêu cầu về phát triển vì người dân do dân vì dân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khó khăn trong việc liên kết ngân sách với các chỉ số khác và kết quả thực tế, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn quản lý ngân sách theo kiểu đầu vào thay vì theo đầu ra. Cần tăng cường công khai và minh bạch trong việc chi đầu tư để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân tại cấp xã và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Để tăng cường sự tham gia của người dân, bên cạnh việc xây dựng hệ thống báo cáo ngân sách dành cho công dân, cần nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, và người đại diện cấp huyện và đại biểu quốc hội. Ngoài công khai minh bạch, cần tăng cường trách nhiệm giải trình để phản hồi mong muốn người dân nhanh chóng hơn.

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường
Một số hình ảnh khác tại buổi toạ đàm:
Media Clipping:

Television and Radio:

  1. VOV
    https://vnews.gov.vn/video/tang-hieu-qua-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-92583.htm 
  2. Truyền hình Đồng Nai
    https://www.youtube.com/watch?v=V_X4Xsfn6Ow

English language clippings:

  1.  Viet Nam Plus
    https://en.vietnamplus.vn/gaps-remains-in-state-budget-disclosure-policy-implementation-research/267121.vnp
  2.   People
    https://en.nhandan.vn/gaps-remains-in-state-budget-disclosure-policy-implementation-research-post128897.html 

Vietnamese language clippings:

  1. BNew
    https://bnews.vn/lam-sao-de-tang-muc-do-cong-khai-ngan-sa-ch-nha-nuo-c/304638.html
  2. Báo Pháp luật 
    https://baophapluat.vn/can-cai-thien-viec-cong-khai-ngan-sach-o-cap-huyen-xa-post486258.html 
  3. Tạp chí Tài chính
    https://tapchitaichinh.vn/can-su-vao-cuoc-cua-tat-ca-cac-ben-trong-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong.html 
  4.  Đại biểu Nhân dân
    https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/van-con-khoang-trong-giua-quy-dinh-voi-thuc-thi-i341536/ 
  5.  Báo Hải quan
    https://haiquanonline.com.vn/can-tiep-tuc-cai-thien-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-177760.html 
  6. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
    https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-day-van-hoa-minh-bach-trong-viec-cong-khai-ngan-sach-o-cac-cap-49783.html 
  7. Tạp chí Toà án Nhân dân
    https://tapchitoaan.vn/bao-dam-liem-chinh-cong-khai-minh-bach-va-trach-nhiem-giai-trinh-trong-hoat-dong-tu-phap-tai-mot-so-quoc-gia-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam8868.html 
  8. Thời báo Ngân hàng
    https://thoibaonganhang.vn/cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-moi-chi-dung-lai-o-cap-tinh-143374.html 
  9. Mekong Asean
    https://mekongasean.vn/cai-thien-hieu-qua-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-post26245.html
  10. Báo mới
    https://baomoi.com/cai-thien-hieu-qua-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong/c/46767841.epi
  11. CafeF
    https://cafef.vn/cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-con-mang-tinh-doi-pho-188230830090243288.chn
  12. Báo Vĩnh Phúc
    https://baovinhphuc.com.vn/DesktopModules/DnnForge%20-%20NewsArticles/Print.aspx?tabid=34&tabmoduleid=82&articleId=98512&moduleId=390&PortalID=0
  13. vnEconomy
    https://vneconomy.vn/diem-mo-trong-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong.htm
  14. Báo Tiền phong
    https://tienphong.vn/cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-con-mang-tinh-doi-pho-post1564758.tpo
  15. Tạp chí Thuế nhà nước
    https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/tai-chinh-tien-te/a1f21d7a-52f6-4f2a-9ef6-9a11a3ccc846
  16. Meey Land
    https://meeyland.com/dau-tu/tinh-hinh-kinh-te-4-thang-cuoi-nam-co-nhieu-diem-sang-cho-thay-duoc-trien-vong-phuc-hoi-tich-cuc/
  17. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
    https://kinhtevadubao.vn/tang-cuong-tinh-minh-bach-cong-khai-ngan-sach-nha-nuoc-va-su-tham-gia-cua-nguoi-dan-26920.html
  18. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp
    https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/cong-khai-ngan-sach-van-con-khoang-trong-giua-quy-dinh-va-trien-khai-d41950.html
  19. Tạp chí điện tử Nhân lực nhân tài Việt
    https://www.nguonluc.com.vn/thuc-trang-va-giai-phap-cua-viec-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-a12336.html
  20. Nguồn lực
    https://nguonluc.com.vn/thuc-trang-va-giai-phap-cua-viec-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong-a12336.html 
  21. VCCI
    https://www.vcci.com.vn/tang-cuong-tinh-minh-bach-cong-khai-ngan-sach-nha-nuoc-va-su-tham-gia-cua-nguoi-dan 
  22. Báo Cần Thơ
    https://baocantho.com.vn/minh-bach-trong-cong-khai-ngan-sach-nha-nuoc-den-nguoi-dan-a163811.html 
  23. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam
    http://vjst.vn/vn/tin-tuc/8219/can-thuc-hanh-tot-cong-khai-ngan-sach-dia-phuong.aspx