Sáng ngày 24/11/2022 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cơ quan điều phối Liên minh Công bằng thuế Việt Nam (VATJ) đã tổ chức Diễn đàn Chính sách Tài khoá và Phát triển 2022. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu-Covid”.
Tải tài liệu Diễn đàn tại ĐÂY.
Ảnh tại Diễn đàn được cập nhật liên tục tại ĐÂY.
Xem lại Diễn đàn với các bài trình bày và thảo luận của các chuyên gia tại ĐÂY.
Mở đầu diễn đàn, PGS.TS. Phạm Thế Anh; trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân – Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS); đã có phần trình bày với chủ đề “Từ chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng dài hạn”. Bài trình bày đã đưa ra khung cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với tăng trưởng trong dài hạn. Tiếp theo đó là thực trạng tài khóa và tiền tệ sẽ được khảo sát và đánh giá nhằm chỉ ra những tồn tại và thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới. Cuối cùng, bài trình bày đưa ra một số khuyến nghị đối với các định hướng chính sách tài khóa và tiền tệ quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
PGS.TS. Phạm Thế Anh – trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân – Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS)
Tiếp theo chương trình, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) trình bày bài nghiên cứu với chủ đề “Cập nhật về một số thay đổi trong chính sách thuế tại Việt Nam hậu Covid-19 từ tầm nhìn khu vực Asean”. Trong bài này, PGS.TS. Thành đã cập nhật những thay đổi trong chính sách thuế tại Việt Nam bao gồm: thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản và một số loại thuế khác. Ngoài ra, bài trình bày cũng đã cập nhật thay đổi trong chính sách thuế tại các quốc gia Asean, đặc biệt là vấn đề ưu đãi thuế và thu hút đầu tư FDI.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành trình bày tại diễn đàn
Bài trình bày cuối cùng của Diễn đàn là về vấn đề “Mối quan hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và sức khỏe: Trường hợp thuế thuốc lá tại Việt Nam” do ThS. Đào Thế Sơn, giảng viên trường Đại học Thương mại trình bày. Bài nghiên cứu đã trình bày khái quát tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam và thực trạng của các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá. Về vấn đề chính sách thuế đánh vào giá thuốc lá, ThS. Đào Thế Sơn đã đưa ra thực trạng và các thảo luận trong việc tăng thuế thuốc lá đối với các mục tiêu sức khỏe, kinh tế hộ gia đình, việc làm và buôn lậu thuốc lá.
ThS. Đào Thế Sơn, Giảng viên trường Đại học Thương mại
Sau phần trình bày của các diễn giả là phần thảo luận của các chuyên gia.
TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ tại diễn đàn: chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam hiện nay chỉ giải quyết vấn đề sự vụ.Những thời điểm cần can thiệp nhất, như dịch bệnh, suy thoái kinh tế,.. thì vai trò của nhà nước lại chưa được thể hiện, chưa tạo được động lực để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Thuế thu nhập doanh nghiệp có giảm, nhưng các khoản thu không liên quan đến hoạt động kinh doanh, ví dụ như thuế/phí công đoàn 2% thì lại tăng, điều này cũng góp phần làm cho các doanh nghiệp không có động lực phát triển.
TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
Tại diễn đàn, TS. Vũ Đình Ánh nhận định về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay không theo thông lệ quốc tế. Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp là công cụ tài chính. Doanh nghiệp vay về sử dụng vào việc gì là việc của doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp đó có đủ tiền lực tài chính tổng thể để thanh toán cho các khoản nợ này hay không. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại “hao hao” giống như trước kia khi phát hành trái phiếu công trình, khi chúng ta bắt các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp tuân thủ việc sử dụng trái phiếu đúng mục đích.
Chuyên gia Kinh tế Vũ Đình Ánh
Thảo luận tại diễn đàn, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những chia sẻ tích cực về các chính sách thuế tại Việt Nam hiện nay. Theo TS. Dung, chúng ta cần quan tâm đến việc tuân thủ thuế, làm sao để mọi người tự động đóng thuế, hơn là việc chạy theo để đi thu thuế. Các chính sách thuế cần đánh trên vấn đề gây tiêu cực (thuế thuốc lá, rượu bia,..) thay vì đánh vào tiền lương tiền công của người lao động. TS. Dung cũng đưa ra các khuyến nghị về các loại thuế tại Việt Nam như: Thuế VAT: Nên sử dụng 1 mức thuế đồng nhất, mở rộng cơ sở thuế, giảm mức ưu đãi; Thuế TNDN: Không giảm thuế TNDN; Thuế TNCN: Giảm gánh nặng thuế từ tiền lương, tiền công; Thuế tài sản: Hợp nhất các chính sách thuế; Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần nghiên cứu kĩ hơn; Thuế carbon: Công cụ tạo lập nguồn thu trong tương lai, cần nghiên cứu thuế carbon nhiều hơn; Thuế tài nguyên: Tạo nguồn thu lớn đảm bảo phát triển bền vững, giảm áp lực tài khóa,…
TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Một số hình ảnh khác tại diễn đàn:
Media Clipping:
- Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu Covid-19
https://vneconomy.vn/thach-thuc-chinh-sach-kinh-te-vi-mo-hau-covid-19.htm
- Khuyến nghị chính sách giúp ổn định kinh tế vĩ mô hậu Covid-19
- TS. Phạm Thế Anh: Chính sách tiền tệ gây cú sốc bất ngờ cho thị trường
- Thách thức nào cho chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19?
https://bnews.vn/thach-thuc-nao-cho-chinh-sach-kinh-te-vi-mo-hau-covid-19/269765.html
- Thách thức chính sách kinh tế hậu Covid
https://thoibaonganhang.vn/thach-thuc-chinh-sach-kinh-te-hau-covid-133854.html
- Những vấn đề về thuế tại Việt Nam hậu COVID-19
https://www.nguonluc.com.vn/nhung-van-de-ve-thue-tai-viet-nam-hau-covid-19-a7970.html
- Gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới
- PGS.TS Phạm Thế Anh: Tăng lãi suất bất ngờ khiến doanh nghiệp không thể lên kế hoạch kinh doanh dài hạn
- PGS-TS. Phạm Thế Anh: Cần thiết lập mức trần cho tỷ lệ cung tiền/GDP
- PGS. TS Phạm Thế Anh: Tăng lãi suất bất ngờ khiến doanh nghiệp khó lên kế hoạch kinh doanh dài hạn
- Ngân hàng, doanh nghiệp co kéo room tín dụng
https://baodautu.vn/ngan-hang-doanh-nghiep-co-keo-room-tin-dung-d178942.html
- PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VESS: Nên sớm chuyển việc sử dụng trần tín dụng sang tiền cơ sở và cung tiền
- Chính sách tiền tệ của Việt Nam lộ nhược điểm lớn
https://sputniknews.vn/20221124/chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-lo-nhuoc-diem-lon-19517260.html
- PGS.TS Phạm Thế Anh: Tăng hay giảm lãi suất đều phải có lý do, nếu khó dự đoán sẽ tạo cú sốc tiêu cực
- Chuyên gia: Gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn
https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-ganh-nang-thue-tai-viet-nam-dang-qua-lon-a582227.html
- Tác động của chính sách tài khoá – tiền tệ đến tăng trưởng dài hạn
- Chuyên gia bày tỏ “kinh ngạc” về sự “vô tổ chức” của thị trường trái phiếu
- Loại bỏ can thiệp hành chính với chính sách tiền tệ
https://cafef.vn/loai-bo-can-thiep-hanh-chinh-voi-chinh-sach-tien-te-20221127204835207.chn
- Điều hành chính sách tiền tệ cần vừa phải linh hoạt và thận trọng hơn
- PGS. TS Phạm Thế Anh: Tăng lãi suất bất ngờ khiến doanh nghiệp khó lên kế hoạch kinh doanh dài hạn
- Tăng hay giảm lãi suất đều phải có lý do, nếu khó dự đoán sẽ tạo cú sốc tiêu cực
- Tăng thuế – biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất
https://kinhtethitruong.vn/tang-thue-bien-phap-kiem-soat-thuoc-la-hieu-qua-nhat-a146598.html
- Tăng lãi suất đột ngột khiến doanh nghiệp gặp khó
https://tinnhanhnhadat.vn/tang-lai-suat-dot-ngot-khien-doanh-nghiep-gap-kho.html
- Trái phiếu doanh nghiệp hỗn loạn, Bộ Tài Chính không thể chối bỏ trách nhiệm hay đổ lỗi cho ai
- Việt Nam đã nâng lãi suất để tăng giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát liệu có hợp lý?
- Gỡ khó thị trường chứng khoán và trái phiếu
https://bizreal.vn/go-kho-thi-truong-chung-khoan-va-trai-phieu-37417.html
- Tìm ‘tội đồ’ gây nghẽn vốn của nền kinh tế
https://reviewbatdongsan.vn/tim-toi-do-gay-nghen-von-cua-nen-kinh-te-p6063.htm
- PGS-TS Phạm Thế Anh: Áp dụng trần tín dụng khiến ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh
- Gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới
- Cẩn trọng với nợ công
https://doanhnhanphaply.vn/can-trong-voi-no-cong-d32376.html
- Chuyên gia: Gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn
https://phaply.net.vn/chuyen-gia-ganh-nang-thue-tai-viet-nam-dang-qua-lon-a256167.html
- TS. Phạm Thế Anh: Chính sách tiền tệ gây cú sốc bất ngờ cho thị trường
- Thu ngân sách nhà nước không nên dựa vào các nguồn thu kém bền vững
- Loại bỏ can thiệp hành chính với chính sách tiền tệ
https://diendandoanhnghiep.vn/loai-bo-can-thiep-hanh-chinh-voi-chinh-sach-tien-te-235081.html
- Một số thay đổi trong chính sách thuế tại Việt Nam hậu COVID-19
- Doanh nghiệp hiện nay đối mặt không chỉ vấn đề giá, nguồn vốn mà là vấn đề thị trường
- TS. Nguyễn Đình Cung: “Chúng ta đang ứ đọng nguồn tiền lớn ở đầu tư công, cần tháo đập này đưa nước về đồng khô hạn”
- DIỄN ĐÀN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VỚI CHỦ ĐỀ “THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ HẬU – COVID”
- Tăng thuế – biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất
- Tăng thuế – biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất
https://tinmoi.vn/tang-thue-bien-phap-kiem-soat-thuoc-la-hieu-qua-nhat-011615483.html
- TS. Vũ Đình Ánh: “Lúc nào hào hứng đi lên, thế giới lại đổ cho chúng ta một gáo nước lạnh”
- Kinh tế Việt Nam cứ rơi xuống đáy lại vững vàng đi lên
- Chuyên gia: Kinh tế thường đi lên vào cuối năm nhưng quý IV/2022 sẽ là một hiện tượng đặc biệt
- Chuyên gia: Kinh tế Việt Nam cứ rơi xuống đáy là lại vững vàng đi lên
- Giải pháp nào cho trái phiếu doanh nghiệp?
https://baodauthau.vn/giai-phap-nao-cho-trai-phieu-doanh-nghiep-post131510.html
- Tăng thuế – biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất
https://doanhnghiepcuocsong.vn/tang-thue-bien-phap-kiem-soat-thuoc-la-hieu-qua-nhat-a98725.html
- Truyền hình Nhân dân: Chương trình thời sự 45 phút chiều ngày 24/11/2022
https://nhandantv.vn/chuong-trinh-thoi-su-45-phut-chieu-ngay-24-11-2022-d215598.htm
- Truyền hình Thông tấn: Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19
https://vnews.gov.vn/video/thach-thuc-chinh-sach-kinh-te-vi-mo-hau-covid-19-60788.htm